10/02/2020 11:10:47 AM
Mặc dù việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chiến lược đã có lịch sử lâu dài, với nhiều doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và thực hành ở các địa bàn và cấp độ khác nhau, cho đến nay, chưa có một cấu trúc chung, mang tính khuôn mẫu để xây dựng và thực hiện. Tuy nhiên, có thể rút ra những điểm chung trong chiến lược được các doanh nghiệp trên thế giới và trong nước xây dựng và triển khai thực hiện.
10/02/2020 11:00:25 AM
Giới thiệu: Bước sang thập kỷ thứ hai của thế kỷ này, kỷ nguyên số và cách mạng công nghiệp 4.0 với những đột phá về công nghệ, internet, AI, VR, AR… đã và đang phát triển với một tốc độ chóng mặt chưa từng thấy trên toàn thế giới. Làn sóng công nghệ số luôn biến đổi từng giây có tác động mạnh mẽ tới tất cả các doanh nghiệp, và việc tiếp nhận ứng dụng công nghệ này vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản trị chính là vũ khí chiến lược nhằm nâng cao năng lực sáng tạo của doanh nghiệp để cạnh tranh cho doanh nghiệp nước ta. Một chiến lược chuyển đổi số hay xa hơn nữa là chiến lược chuyển đổi mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ đòi hỏi đầu tiên là sự hiểu biết của các doanh nhân, những người đứng đầu doanh nghiệp về các khái niệm và thực tiễn của công nghệ trong kỷ nguyên số.
04/07/2019 08:42:00 AM
5.3 Phân tích năng lực nhân sự:
a. Khái niệm và nội dung:
Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao.
Năng lực nhân sự thường được cấu thành bởi ba yếu tố K – Kiến thức (mới và cập nhật); S – Các kỹ năng; và A – Thái độ (đối với công việc và cuộc sống)[1].
Có thể chia thành các nhóm năng lực thành: (1) Năng lực chuyên môn; (2) Năng lực quản lý, lãnh đạo; và (3) Năng lực xã hội (quan hệ). Còn tại doanh nghiệp, căn cứ vào chiến lược kinh doanh, năng lực được chia thành: (1) Năng lực chung/cốt lõi (cần thiết cho tất cả mọi người trong công ty); (2) Năng lực chuyên môn; và (3) Năng lực quản lý, lãnh đạo.
[1] Xem thêm TS. Nguyễn Khắc Hùng, TS. Yeow Hua Poon (Đồng CB). Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch cải cách hành chính ở cấp tỉnh. Hà Nội: 2013.
01/07/2019 17:53:11 PM
Trong bốn chức năng quản lý, theo Mary Parker Follett (1923), lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch là hai chức năng đầu tiên và rất quan trọng[1]. Nếu không có kế hoạch chi tiết với mục tiêu rõ ràng, các hoạt động khả thi với nguồn lực tương thích thì hầu như không thể cắt đặt, phân công nhân sự, bảo đảm mang lại kết quả mong muốn. Việc theo dõi, giám sát và đánh giá tiến trình thực hiện cũng không có cơ sở, dẫn tới sự hỗn loạn trong tiến trình hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp. Bài viết này hệ thống hóa lý thuyết về lập kế hoạch và cung cấp một số kỹ thuật phân tích, giúp các nhà quản lý vận dụng vào thực tiễn điều hành, tổ chức thực hiện hiệu quả tại tổ chức/doanh nghiệp mình.
27/05/2019 23:15:33 PM
Nền kinh tế nước ta hiện nay càng ngày càng đi sâu theo hướng kinh tế tri thức, nhất là trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0 hay kỷ nguyên công nghệ số). Tuy nhiên, hiện chưa có sự thống nhất về khái niệm, đặc trưng, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và vi mô, hay nội hàm của các doanh nghiệp đi sâu vào tri thức và công nhân tri thức. Điều đó dẫn tới một số nhầm lẫn về mặt lý thuyết, có thể mang lại những thực tiễn không mong muốn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ của doanh nghiệp.
01/05/2019 19:14:10 PM
Một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất
của nhà quản lý, lãnh đạo là giải quyết vấn đề trong hoạt động và kinh doanh. Để
có quyết định chính xác và khả thi đối với các vấn đề cốt yếu, cần phân tích và
đánh giá đúng vấn đề, sánh suốt đưa ra các phương án và lựa chọn phương án phù
hợp nhất với điều kiện của tổ chức/doanh nghiệp.