19/02/2018 10:57:42 AMDự án: Xây dựng chương trình và bộ tài liệu bồi dưỡng công chức chuyên trách cải cách hành chính
(Lượt xem: 2862)
Xây dựng chương trình và bộ tài liệu bồi dưỡng công chức chuyên trách cải cách hành chính
1. Mục đích:
Mục đích chung là phát triển và chuyển giao chương trình và tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu cho công chức cải cách hành chính (CCHC) các cấp của tỉnh Hà Tĩnh.
Kết quả: Các giảng viên nguồn sử dụng được toàn bộ tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu để tập huấn lại cho các nhóm công chức chuyên trách CCHC ở ba cấp hành chính của tỉnh Hà Tĩnh.
2. Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Hà Tĩnh
(Dự án tăng cường tác động cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh do UNDP hỗ trợ, đặt tại Sở Nội vụ)
3. Thời gian: Tháng 7/2014 đến tháng 12/2014
4. Phương pháp thực hiện:
4.1. Khởi động:
- Thảo luận và thống nhất với BQL Dự án về phương pháp luận và các bước cụ thể thực hiện gói thầu;
- Hoàn chỉnh kế hoạch chi tiết thực hiện gói thầu với các công việc triển khai cụ thể;
- Các chuyên gia/giảng viên thống nhất với BQL Dự án danh mục các tài liệu và văn bản bổ sung để rà soát, nghiên cứu và tổng hợp phục vụ việc thiết kế
chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng.
4.2. Nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu các chương trình, tài liệu đào tạo cán bộ, công chức làm công tác CCHC đã được áp dụng thành công trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu các báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức chuyên trách CCHC các cấp do nhóm tư vấn của
Dự án đã thực hiện cuối năm 2013;
- Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, các chính sách và quy định của tỉnh về cải cách hành chính và đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
công chức;
- Nghiên cứu các sách, báo trong nước và quốc tế liên quan tới các nội dung CCHC.
4.3. Biên soạn tài liệu:
- Dự thảo đề cương chi tiết cho các chuyên đề của 2 chương trình thuộc 2 nhóm đối tượng công chức làm CCHC (công chức lãnh đạo và công chức
tham mưu CCHC);
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến trực tiếp các chuyên gia và các đơn vị liên quan;
- Tổ chức thẩm định chương trình;
- Biên soạn bộ tài liệu bồi dưỡng theo chương trình đã được phê duyệt.
4.4. Tập huấn giảng viên nguồn:
- Giới thiệu ngắn kiến thức chung về các nội dung trong CCHC;
- Trình bày một số công cụ, kỹ thuật vận dụng trong CCHC và giúp học viên thực hành để xây dựng kỹ năng;
- Giới thiệu và thực hành áp dụng một số phương pháp giảng dạy;
- Giới thiệu và thực hành xây dựng kế hoạch bài giảng cho các chuyên đề;
- Thực hành xây dựng câu hỏi bài kiểm tra đầu khóa, cuối khóa, sau khóa học;
- Hỗ trợ giảng viên nguồn giảng thử 1 số chuyên đề theo nội dung mới xây dựng, vận dụng phương pháp đào tạo, bồi dưỡng người trưởng thành, và góp
ý kiến, rút kinh nghiệm.
4.5. Hỗ trợ giảng viên nguồn tổ chức thí điểm:
- Tổ chức 1 lớp thí điểm ngay liền với khóa tập huấn giảng viên nguồn cho 2 ngày; với số học viên từ 25 đến 30 người thuộc 2 nhóm đối tượng;
- Hội ý rút kinh nghiệm giữa giảng viên nguồn với chuyên gia/giảng viên của Công ty MCaD sau mỗi ngày giảng;
- Lấy ý kiến nhận xét của học viên về nội dung và áp dụng phương pháp giảng dạy;
- Hoàn thiện kế hoạch bài giảng mẫu để áp dụng lâu dài.
4.6. Thẩm định tài liệu:
- Tổ chức họp hội đồng thẩm định với trình tự và nội dung theo quy định, trong đó có bước bỏ phiếu kín thông qua.
- Chỉnh sửa lần cuối bộ tài liệu và trình cơ quan có thẩm quyền.
5. Các chuyên gia/giảng viên tham gia:
- TS. Nguyễn Khắc Hùng – Trưởng nhóm chuyên gia.
- ThS. Nguyễn Tiến Dũng – Chuyên gia/giảng viên.
- TS. Đinh Duy Hòa – Chuyên gia/giảng viên.
6. Kết quả:
- Báo cáo 1: Báo cáo khởi động ngắn và Kế hoạch thực hiện chi tiết, với các nội dung chủ yếu nêu trên, trình BQL Dự án để thảo luận và thông qua;
- 02 khung chương trình bồi dưỡng;
- 02 Bộ tài liệu bồi dưỡng;
-
Báo cáo 4: Báo cáo kết quả chuyên gia/giảng viên tập huấn lớp giảng viên nguồn của tỉnh và hỗ trợ thực hiện tập huấn thí điểm.
- Báo cáo 5: Báo cáo kết
thúc hoạt động.