07/04/2018 16:49:17 PMGói thầu: Khảo sát dữ liệu cơ bản cho Dự án JICA hỗ trợ tăng cường năng lực Văn phòng Quốc hội
(Lượt xem: 986)
1.
Bối cảnh và Mục đích:
Từ
tháng 1 năm 2014 đến tháng 9 năm 2017, JICA đã hỗ trợ thực hiện Dự án Tăng cường
Năng lực của Văn phòng Quốc hội Việt Nam nhằm nâng cao năng lực của VPQH hỗ trợ
ba chức năng của Quốc hội, đó là chức năng đại diện, lập pháp và giám sát, đáp ứng
các hoạt động đa dạng của Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013. Giai đoạn 1 của Đề
án đã được VPQH và JICA đánh giá cao, tạo tiền đề cho việc thực hiện Giai đoạn
2 từ tháng 10 năm 2017 đến năm 2021.
Cũng
như các dự án khác của JICA, cần xây dựng một bộ chỉ số cho dự án vào đầu Giai
đoạn 2 và sử dụng nó làm cơ sở cho việc quản lý dự án cũng như giám sát và đánh
giá các hoạt động của dự án. Ban quản lý dự án đã tuyển dụng nhóm chuyên gia tư
vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển Quản lý (MCaD SJC) để tiến hành một
cuộc khảo sát với các mục tiêu như sau:
a.
Thu thập dữ liệu và số liệu mới nhất từ các đối tượng xác định, sử dụng
phương pháp phiếu khảo sát và phỏng vấn.
b.
Đề xuất các chỉ số đánh giá khách quan về Ma trận Xây dựng Dự án (PDM) để theo
dõi và đánh giá các hoạt động của dự án.
2.
Cơ quan chủ quản: Ban Quản lý Dự án JICA hỗ trợ tăng cường
năng lực cho Văn phòng Quốc hội.
3.
Thời gian: tháng 10/2017 – 31/1/2018
4.
Phương pháp thực hiện:
Để
có được các số liệu và thông tin chính xác và khách quan nhằm đạt được các mục
tiêu nêu trên, các bước và phương pháp đã thống nhất bao gồm phương pháp định
tính và định lượng:
1)
Trao đổi sơ bộ với Vụ Lễ tân của VPQH để làm rõ phương pháp khảo sát, thời
gian, cách thức tiếp cận đối tượng khảo sát, v.v.;
2)
Thu thập và xác nhận quy trình làm việc hiện tại của 5 Vụ liên quan của VPQH,
đó là Vụ Lễ tân, Vụ Thông tin, Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp luật và Thư viện Quốc hội;
3)
Xây dựng phiếu khảo sát cho từng nhóm đối tượng khảo sát (khách thăm nhà Quốc hội,
các đại biểu Quốc hội và cán bộ công chức VPQH);
4)
Cung cấp/thu thập các phiếu khảo sát và phỏng vấn các cán bộ công chức VPQH;
5)
Cung cấp/thu thập các phiếu khảo sát đến/từ khách thăm nhà Quốc hội (thời gian
và thời lượng khảo sát do VPQH quyết định);
6)
Cung cấp/thu thập phiếu khảo sát cho đại biểu Quốc hội (thời gian do VPQH quyết
định);
7)
Phân tích phiếu và kết quả phỏng vấn;
8)
Mô tả hiện trạng chức năng và hoạt động của 5 Vụ liên quan của VPQH với tư cách
là "dữ liệu cơ sở" của Dự án;
9)
Đề xuất "Chỉ tiêu đánh giá khách quan" theo Ma trận PDM.
Điều
khoản Tham chiếu (TOR) cũng xác định các nhóm đối tượng cụ thể cho khảo sát:
1)
Công chúng
(Khách
tới thăm nhà QH)
|
Kiến
thức về QH nói chung và hiệu quả của QH trong việc thực hiện các chức năng đại
diện, lập pháp và giám sát
|
Phiếu
khảo sát
|
2)
Đại biểu Quốc hội
|
Mức
độ hài lòng của đại biểu QH đối với những hỗ trợ từ VPQH về chức năng đại diện,
lập pháp và giám sát.
|
Phiếu
khảo sát
(với
các câu hỏi đánh giá xếp hạng đơn giản, được gửi tới/thu về từ khoảng 70 đến
100 đại biểu QH tại kỳ họp tháng 10/2017)
|
3)
Cán bộ công chức VPQH
|
Khả
năng của cán bộ công chức VPQH trong việc hỗ trợ QH thực hiện chức năng đại
diện, lập pháp và giám sát.
|
-
Phiếu khảo sát
(theo
dạng tự đánh giá, được gửi tới khoảng 100 cán bộ công chức của 5 Vụ chuyên
trách);
-
Phỏng vấn
(với
5-10 lãnh đạo của 5 Vụ liên quan)
|
5.
Nhóm chuyên gia MCaD:
- TS. Nguyễn Khắc Hùng –
Trưởng nhóm;
- ThS. Imai Junichi –
Chuyên gia cấp cao;
- CN. Nguyễn Tuấn Dương –
Trợ lý.
6.
Kết quả:
Cuộc
khảo sát đã cung cấp những phát hiện có giá trị về ý kiến của khách tới thăm
nhà Quốc hội về các chức năng đại diện, lập pháp và giám sát của Quốc hội; đánh
giá của các đại biểu Quốc hội về sự hỗ trợ của cán bộ công chức VPQH; cũng như
việc tự đánh giá của các cán bộ công chức VPQH về thực hiện nhiệm vụ và quy
trình làm việc. Khảo sát cũng cho thấy một số hạn chế và sự khác biệt xét về mặt
đối tượng người trả lời, những khó khăn mà nhân viên của VPQH phải đối mặt
trong công việc của họ và nhu cầu cần hỗ trợ. Tuy nhiên, các kết quả điều tra
đã cho phép nhóm nghiên cứu đưa ra một số chỉ số định lượng cho giai đoạn hiện
tại của dự án.
Khảo
sát về cơ bản đã đạt được các mục tiêu chính đã đề ra. Ngoài ra, còn có một số
kiến nghị cho dự án và VPQH trong thời gian tới: (i) tiến hành điều tra ý kiến
rộng rãi hơn của công dân về QH; (ii) phỏng vấn sâu một số đại biểu Quốc hội
không chuyên trách để có thêm ý kiến đánh giá về sự hỗ trợ của cán bộ công chức
VPQH; và (iii) tiếp tục hỗ trợ các đơn vị liên quan của VPQH về quy trình làm
việc và các hoạt động nâng cao năng lực khác. Nhóm chuyên gia đã đề xuất lịch
biểu và các bước tiếp tục triển khai trong thời gian tới./.